Tại sao phải sử dụng máy lau bóng gạo (máy đánh bóng gạo) trong quá trình chế biến gạo
21 Tháng Sáu, 2024Quá trình thu được hạt gạo thành phẩm từ cây lúa nhìn thì có vẻ đơn giản. Nhưng để thực hiện được thì cần phải trải qua rất nhiều công đoạn. Một trong số đó không thể không kể đến xay xát và lau bóng hạt gạo. Ngày trước, khi công nghệ còn chưa phát triển thì quá trình xay xát được bà con làm hoàn toàn bằng tay, giã gạo để loại bỏ đi lớp trấu bao bọc bên ngoài của hạt gạo. Nhưng nếu làm vậy thì bên trong hạt gạo vẫn còn lại một lớp vỏ lụa màu vàng bao bọc. Làm cách nào để loại bỏ đi nó? Cùng DTCGroup tìm hiểu ngay về máy lau bóng gạo để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
1. Khái niệm về lau bóng gạo?
Ngày trước, khi công nghệ còn chưa phát triển mạnh, công đoạn xay xát gạo được bà con thực hiện hoàn toàn bằng tay. Nhằm loại bỏ hết đi lớp trấu bao bọc bên ngoài. Nhưng vì làm thủ công theo cách truyền thống nên vẫn còn một lớp màng bám màu vàng đục bám bên ngoài hạt gạo. Làm cho gạo phải trải qua thêm một công đoạn nữa đó chính là đánh bóng để có được hạt gạo thành phẩm đúng chuẩn như chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày.
Theo đúng quy trình thì quá trình xay xát gạo hiệu quả, hạt thóc phải đi qua hai loại máy. Đầu tiên, thóc đi qua máy xay xát để thiết bị có thể hỗ trợ loại bỏ đi phần vỏ trấu ở bên ngoài. Sau đó, số gạo được tách sẽ đi qua máy lau bóng gạo (Hay còn gọi là máy đánh bóng gạo) để được làm sạch hoàn toàn lớp vỏ lụa bên ngoài. Phần phế phẩm thu được sau khi loại bỏ (bao gồm vỏ trấu và vỏ lụa) người ta thường gọi là cám.
Đối với gạo còn cám thì bà con chỉ cần xát trắng. Hạt gạo lúc này vẫn sẽ còn bám một lớp bột cám mịn ở xung quanh. Nhưng đối với những đại lý hay doanh nghiệp kinh doanh gạo lớn đòi hỏi cần phải trải qua thêm một bước gọi là đánh bóng gạo. Công đoạn này góp phần làm cho hạt gạo thành phẩm trở nên bóng loáng, đẹp mắt và có giá trị cao hơn.
2. Tại sao nên sử dụng máy lau bóng gạo trong quy trình chế biến gạo?
Không phải tự nhiên mà máy lau bóng gạo đóng một vai trò không thể thiếu trong quy trình chế biến gạo. Sau đây sẽ là một số công dụng tiêu biểu của thiết bị đã giúp không ít doanh nghiệp đưa “hạt gạo làng ta” vươn mình trên thị trường xuất khẩu gạo quốc tế. Mời quý độc giả cùng tìm hiểu thêm:
2.1. Sử dụng máy lau bóng gạo giúp tiết kiệm công sức và nâng cao hiệu suất sản xuất
Trái với việc chà gạo truyền thống bằng phương pháp thủ công cần rất nhiều thời gian và nguồn lực. Máy lau bóng gạo ra đời như một giải pháp giúp nâng cao năng xuất và giảm đi rất nhiều nguồn lực phải tiêu tốn cho công đoạn này.
2.2. Cải thiện cả về chất lượng lẫn hình thức của hạt gạo
Gạo sau khi được lau bóng sẽ mang vẻ ngoài trắng sáng và đều hơn so với hạt chưa được qua xử lý. Điều này vô hình chung làm cho nó có sức hấp dẫn hơn trong mắt người dùng. Từ đó mà giá trị cũng tăng không kém.
2.3. Bảo vệ môi trường sống
Quá trình lau bóng gạo bằng máy được thiết kế giảm tối đa lượng bụi và chất thải ra môi trường. Đồng thời, phụ phẩm như vỏ trấu hay cám cũng được tận dụng tối đa làm thức ăn chăn nuôi hay phân bón nên người dùng sẽ không phải quá lo lắng đến vấn đề lãng phí hay gây tổn hại đến môi trường sống.
3. Cấu trúc chính của máy đánh bóng gạo
Nhìn chung hiện nay có rất nhiều loại máy lau bóng gạo được phân phối trên thị trường. Nhưng chung quy lại thì thiết bị này vẫn sở hữu cấu trúc cơ bản bao gồm: Thiết bị nạp liệu, Buồng đánh bóng, Hệ thống hút cám, Hệ thống truyền động, Hệ thống điều khiển, Thiết bị xả liệu, Hệ thống tưới nước. Cùng DTCGroup tìm hiểu chi tiết ở ngay phần sau đây nhé!
- Buồng đánh bóng: Bao gồm bộ đẩy, con lăn đánh bóng, trục chính, tấm sàng, giá đỡ sàng, ống lót nạp liệu, ống lót xả liệu.
- Thiết bị nạp liệu: Bao gồm phễu chứa liệu (Phễu đệm), cửa hình cung (Sử dụng tự động hóa), bộ phận tấm đẩy điện, tấm đẩy tổng.
- Thiết bị xả liệu: bao gồm phễu xả liệu, cửa áp suất xả liệu và thanh nén.
- Hệ thống hút cám: Bao gồm ống hút cám, buồng thu cám, các bộ phận và thiết bị ngoài (Ống gió, quạt, cyclone, van xả cám).
- Hệ thống truyền động: Bao gồm động cơ không đồng bộ 4 cấp, dây đai hình tam giác, puli trục chính (puli bị động), puli động cơ.
- Hệ thống điều khiển điện: Đối với loại tự động hóa, có màn hình cảm ứng, bộ điều khiển và các linh kiện điện khác; đối với loại không tự động hóa, có đồng hồ điện tử điều khiển số hoặc màn hình cảm ứng tự chế và các linh kiện điện khác.
- Hệ thống tưới nước: Đối với loại tự động hóa, có van tỷ lệ, cảm biến rotor; đối với loại không tự động hóa, có đồng hồ đo lưu lượng rotor; cả hai đều có ống nước, ống khí và vòi phun.
4. Nguyên lý đơn giản của quá trình đánh bóng gạo bằng máy
Gạo sau khi xay trắng được đưa vào buồng đánh bóng từ phễu nạp liệu. Nước được pha trộn đều với “khí” có áp suất nhất định qua ống dẫn nước để tạo thành dạng sương, sau đó qua rãnh thông gió của trục chính, nhờ quạt hút mạnh bên ngoài sẽ hút đều sương nước lên bề mặt gạo.
Gạo ngay sau khi tiếp xúc với nước sẽ tiếp tục tiến dọc theo bề mặt của con lăn đánh bóng, con lăn quay với tốc độ tuyến tính nhất định sẽ cọ xát bề mặt của hạt gạo, đồng thời làm cho gạo và gạo, gạo và sàng gạo cọ xát lẫn nhau, đạt được hiệu quả đánh bóng. Đồng thời, lực hút mạnh sẽ loại bỏ cám và một phần sương nước ra khỏi máy đánh bóng, ngăn không cho gạo sau khi đánh bóng bị tăng độ ẩm, gây khó khăn trong việc bảo quản.
Độ chính xác của quá trình đánh bóng gạo được điều chỉnh bằng áp suất của cửa xả gạo và lượng nước phun. Bằng cách điều chỉnh lượng nước và khí vào, thành phẩm gạo sau khi đánh bóng sẽ sáng bóng, trắng đẹp và ít cám.
5. Sản phẩm máy lau bóng gạo (máy đánh bóng gạo) của DTCGroup
Máy lau bóng của DTCGroup có hai loại chính: Máy lau bóng gạo dạng trục ngang và Máy lau bóng gạo dạng trục dọc.
5.1. Máy lau bóng gạo dạng trục ngang
- Máy lau bóng (đánh bóng gạo) dạng 2 trục ngang có khả năng làm bề mặt gạo mịn và sáng bóng nhờ vào trục đánh bóng dài.
- Hệ thống điều khiển thông minh cho phép cài đặt trị số dòng điện đúng nhu cầu, thích hợp với tình hình sản xuất, tự động kiểm soát nguyên liệu và nước, đơn giản hóa việc vận hành và bảo trì.
- Thiết kế các thiết bị điện tử được đặt trong máy, giúp tiết kiệm diện tích và đảm bảo tính thẩm mỹ
- Lỗ trục chính lớn hơn so với các loại truyền thống giúp không khí lưu thông tốt hơn, tăng hiệu quả thông gió là xả bụi
5.1. Máy lau bóng gạo dạng trục đứng
- Kết hợp linh hoạt 2 trục lau bóng, có thể đặt nối tiếp hoặc song song, dễ dàng tạo độ bóng cho gạo
- Nguyên liệu được trộn đều bên trong trục lau, giúp tạp ra thành phẩm đẹp hơn, bóng hơn
- Tự động kiểm soát lượng nước, dễ dàng vận hành
6. Kết luận
Cảm ơn quý độc giả đã đồng hành cùng DTCGroup trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về việc tại sao phải ứng dụng máy lau bóng gạo trong dây chuyền chế biến gạo. Nếu bà con vẫn còn đang thắc mắc về bất cứ vấn đề nào liên quan đến máy đánh bóng. Hoặc các thiết bị công nghệ hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0832 66 67 68 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết nhé!